Lâu nay, Apple và các nhà sản xuất điện thoại Android đã nhiều lần vay mượn các đặc điểm thiết kế hoặc công nghệ của nhau. Điều này rốt cuộc được coi là vô hại vì mọi người dùng đều mong muốn có được những sản phẩm tốt nhất khi mua một mẫu điện thoại flagship mới.
Lần này, đến lượt Huawei, một thương hiệu điện thoại đến từ Trung Quốc quyết tâm sao chép một đặc tính thiết kế gây tranh cãi của Apple iPhone X: vùng khuyết trên đầu màn hình máy. Thiết kế vùng cắt khoét kỳ lạ này cũng từng xuất hiện ở Essential Phone, smartphone đầu tay của cha đẻ Android Andy Rubin và Huawei muốn đưa nó vào thiết kế của một trong những mẫu điện thoại flagship sắp tới của hãng, có thể là P11.
Trang XDA-Developers cho biết đã phát hiện bằng chứng về dự định trên trong các tài liệu phần mềm chính thức của Huawei, dưới dạng một bức ảnh che giấu file cấu hình có tên "Màn hình góc bo tròn".
Hơn thế nữa, file cấu hình này chi tiết hơn và đề cập tới một trong những đặc tính cấu trúc của hệ thống là "vùng khuyết". Hình ảnh gắn kèm bài viết trên trang XDA-Developers được tái dựng từ hình ảnh tìm thấy trong các tài liệu của Huawei.
Một chi tiết nữa dường như cũng xác thực thông tin trên là độ phân giải của màn hình Huawei P11. Theo trang XDA-Developers, mẫu smartphone này được trang bị màn hình 6,01 inch với độ phân giải 2160 x 1080 pixel. Song, hiệu ứng khởi động ám chỉ, máy dùng độ phân giải 2244 x 1080 pixel. Sự không nhất quán này về độ phân giải cho thấy sự thay đổi về thiết kế, nhiều khả năng là vùng khuyết trên màn hình.
Tuấn Anh(Theo Phonearena)
Huawei cho biết họ cũng có công nghệ nhận diện khuôn mặt Face ID dù chưa tích hợp nó vào sản phẩm.
" alt=""/>Huawei quyết sao chép một đặc tính thiết kế màn hình iPhone XMạng xã hội nước ngoài chiếm gần 70% thị phần quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam. Ảnh minh họa Internet
Theo dự báo của một số nhà phát triển dịch vụ quảng cáo số, đến năm 2025 doanh thu quảng cáo trực tuyến của Việt Nam có thể đạt con số hơn 3 tỷ USD. Dự báo này được đưa ra khi thị trường quảng cáo số Việt Nam đã có những bước tăng trưởng phi mã trong mấy năm gần đây.
Năm 2016, doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam đạt 390 triệu USD. Đến năm 2018, theo công bố trên statista.com, doanh thu quảng cáo số tại Việt Nam ước đạt 663 triệu USD, đứng thứ 35 thế giới với thị phần chủ yếu qua các công cụ quảng cáo qua mạng xã hội (khoảng 557 triệu USD). Quảng cáo trực tuyến thu hút 43% người dùng Việt Nam tiếp cận sản phẩm thông qua quảng cáo trực tuyến.
" alt=""/>Năm 2018, doanh thu quảng cáo số tại Việt Nam cán mốc 663 triệu USDCũng trong thời điểm này, Apple vừa đưa ra thông báo kế hoạch đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu của Apple tại Việt Nam.
Thật trùng hợp khi Pegatron Corp, đối thủ có quy mô nhỏ hơn của Foxconn, đã chuyển một phần mạng lưới sản xuất sang Indonesia do ảnh hưởng từ thuế quan trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày 27.1. Công ty này cũng đang cân nhắc thuê các cơ sở tại Việt Nam và Ấn Độ.
Hai công ty đều không nói rõ có phải họ đang chuyển sản xuất các sản phẩm cho Apple hay không. Động thái trên cho thấy các công ty Đài Loan, sản xuất hầu hết đồ điện tử cho thế giới, đang nghiêm túc đánh giá mức độ phụ thuộc vào Trung Quốc. Tất cả đang chuẩn bị cho một sự thay đổi khỏi hệ thống sản xuất đã mang lại cho họ nhiều thành công từ những năm 1980.
Thị trường Việt chưa bão hòa?
Cách đây 3 năm, truyền thông trong nước và quốc tế đã xôn xao kế hoạch đầu tư 1 tỉ USD của Apple vào một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam. Và hai địa điểm trong danh sách lựa chọn của Apple là Hà Nội và Đà Nẵng. Việc thành lập trung tâm dữ liệu của riêng mình là một phần trong chiến lược Apple nhằm giảm sự phụ thuộc vào các đối tác dữ liệu của bên thứ ba như Amazon và Microsoft.
Đây có thể sẽ là dự án đầu tư thứ hai của Apple vào thị trường Việt Nam. Tháng 10.2015, Reuters đưa tin Apple đã đầu tư 15 tỉ đồng (673.000 USD) để thành lập công ty con có tên gọi Công ty trách nhiệm hữu hạn Apple Việt Nam (Apple Vietnam LLC) tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó mở đường cho nhà sản xuất iPhone trực tiếp thực hiện việc bán hàng ở thị trường Việt Nam, đồng thời sẽ cung cấp công nghệ thông tin, bảo hành cũng như các dịch vụ tư vấn.
Việt Nam hiện đang nổi lên như một thị trường trọng điểm của Apple trong bối cảnh các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ đang có dấu hiệu bão hòa, sức mua iPhone kém.
Mặc dù giá bán iPhone ở Việt Nam cao hơn nhiều so với mức thu nhập và ngân sách chi tiêu của đại bộ phận người tiêu dùng, song các mẫu điện thoại của dòng điện thoại này vẫn ghi nhận các con số bán hàng ấn tượng. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, giai đoạn từ quý II.2017 tới quý II.2018, Apple luôn duy trì mức thị phần 5% trên thị trường điện thoại thông minh Việt Nam.
Đầu tháng này, trong bản ghi nhớ gửi nhân viên, giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã dự báo hãng này sẽ đạt doanh thu kỷ lục ở Việt Nam. "Chúng tôi dự kiến sẽ lập kỷ lục doanh thu mọi thời đại tại các thị trường trọng điểm bao gồm Mỹ, Canada và Mexico, các nước Tây Âu bao gồm Đức và Italy và các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Hàn Quốc và Việt Nam," ông Cook cho biết.
Ông Tim Cook, chia sẻ "Chúng tôi dự kiến sẽ lập kỷ lục doanh thu mọi thời đại tại các thị trường trọng điểm bao gồm Mỹ, Canada và Mexico, các nước Tây Âu bao gồm Đức và Italy và các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Hàn Quốc và Việt Nam".
Theo NCĐT
Sau nhiều kêu ca phàn nàn giá iPhone 2018 quá đắt, tác động trực tiếp tới lượng cầu giảm mạnh, Apple đang cân nhắc loại bỏ tính năng 3D Touch trên thế hệ iPhone mới để giảm giá bán.
" alt=""/>Các đối tác của Apple đang rốt ráo vào Việt Nam?